Cử nhân Ngành Kinh tế ra trường làm gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

Cử nhân Ngành Kinh tế ra trường làm gì? Cần học tốt tiếng Anh không?
Rate this post

Học ngành Kinh tế ra trường làm công việc gì? Có cần thành thạo tiếng Anh không? Đây vẫn luôn là nỗi băn khoăn lớn của sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Đứng trước sự phát triển vũ bão và sự ra đời của các doanh nghiệp, việc theo học các khối ngành kinh tế sẽ mở ra những cơ hội việc làm cùng mức đãi ngộ hấp dẫn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Freetalk English phân tích chi tiết trong nội dung dưới đây.

1. Giới thiệu đôi nét về chuyên ngành Kinh tế

Trước khi có câu trả lời cho thắc mắc “Học ngành kinh tế ra trường làm gì”, bạn cần hiểu rõ bản chất của ngành học này. Trên thực tế, khối ngành kinh tế được phân vào lĩnh vực khoa học xã hội, chuyên nhìn nhận, đánh giá và phân tích mối quan hệ giữa thành phần kinh tế trong một nền kinh tế tổng thể của xã hội.

Bên cạnh đó, ngành học này còn tập trung nghiên cứu và làm rõ bản chất của các thành phần kinh tế, sản xuất cũng như phân phối hàng hóa, quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Nhìn chung, khối lượng kiến thức của các chuyên ngành Kinh tế rất rộng và tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Những kiến thức này cũng sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, giáo dục,…
Ngành kinh tế được phân ra thành nhiều chuyên ngành với kiến thức chuyên sâu khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến như chuyên ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,…

Cử nhân Ngành Kinh tế ra trường làm gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

2. Học Ngành Kinh tế ra làm gì? – Top các nghề “Hot” nhất của ngành Kinh tế

Học chuyên ngành Kinh tế mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong thời điểm phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay. Dưới đây là tổng hợp một số vị trí công việc mà bạn có thể xem xét khi ra trường với tấm bằng cử nhân Kinh tế:

  • Kế toán, kiểm toán: Nhiệm vụ của công việc này chính là thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tài khoản, nguồn hình thành cũng như sự vận động của tài sản doanh nghiệp.
  • Tư vấn tài chính, kinh tế: Với vị trí tư vấn tài chính, bạn sẽ cần vận dụng những kiến thức chuyên môn cùng tư duy nhạy bén để phân tích, nghiên cứu và đánh giá các tình huống kinh tế trong tương lai, đưa ra giải pháp giúp tăng hiệu quả phát triển của doanh nghiệp.
  • Kinh doanh, nghiên cứu thị trường: Công việc đòi hỏi các kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng hoặc phân tích, đánh giá xu hướng lên xuống của các mặt hàng và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro: Đây được đánh là một ngành có triển vọng dành cho bạn sinh viên Kinh tế. Vị trí nhân sự này có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và đánh giá nhằm phát hiện những tính huống có khả năng ảnh hưởng đến công ty, doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa mức thiệt hại.
  • Ngân hàng: Sinh viên ngành Kinh tế sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại Ngân hàng ở các vị trí như chuyên viên hỗ trợ tín dụng, giao dịch viên, chuyên viên thẩm định,…

Lựa chọn công việc cho sinh viên Kinh tế sẽ còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân, kỹ năng và mục tiêu sự nghiệp. Bạn cũng có thể xem xét cả các cơ hội trong và ngoài lĩnh vực Kinh tế để tìm kiếm công việc phù hợp nhất.

Cử nhân Ngành Kinh tế ra trường làm gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

3. Sinh viên ngành Kinh tế có cần học giỏi tiếng Anh không?

Khả năng thành thạo tiếng Anh là một lợi thế lớn đối với các bạn sinh viên chuyên ngành Kinh tế. Sau đây là một số lý do giải thích lý do tại sao tiếng Anh lại đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế:
Giao tiếp quốc tế: Trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, việc sinh viên Kinh tế làm việc và giao tiếp với đối tác quốc tế là điều không thể tránh khỏi. Thành thạo ngoại ngữ sẽ hỗ trợ bạn chủ động và tự tin hơn trong các tình huống giao tiếp.
Nghiên cứu tài liệu học tập: Nhiều tài liệu nghiên cứu, sách báo Kinh tế tài chính đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, nếu bạn không đọc hiểu ngôn ngữ này sẽ khó có thể tiếp cận và hiểu rõ tình hình kinh tế cũng như xu hướng thị trường.
Phát triển cơ hội việc làm: Nhiều cơ hội thực tập và làm việc trong ngành Kinh tế đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Điều này giúp bạn có thể tham gia thảo luận với đồng nghiệp quốc tế, tham gia vào các cuộc họp lớn hoặc có hội làm việc tại các tập đoàn toàn cầu.
Có thể thấy, việc học giỏi tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng mềm quan trọng. Đây còn được xem như công cụ hữu ích giúp sinh viên khối ngành Kinh tế tận dụng cơ hội toàn cầu và phát triển sự nghiệp bản thân.

4. Trung tâm Anh ngữ Freetalk English – Sự lựa chọn hàng đầu cho sinh viên Kinh tế

Freetalk English nổi danh là địa điểm học tập lý tưởng dành cho các bạn sinh viên Kinh tế muốn cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Trải qua một quá trình dài học động, FTE tự hào là “cái nôi” đào tạo của hàng nghìn bạn học viên, tiếp thêm hành trang và kiến thức nền tảng giúp các bạn vững bước trên con đường phát triển bản thân.

Nơi đây sở hữu đội ngũ giảng viên đa dạng, bao gồm cả giảng viên nội địa và giảng viên nước ngoài. Tạo điều kiện cho học viên có cơ hội tương tác và trau dồi khả năng giao tiếp với người bản xứ. Bên cạnh đó, Freetalk English còn có nhiều chương trình học, từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với mọi đối tượng học viên và mục tiêu học tập.

Chất lượng giảng dạy tại Freetalk English được đánh giá là đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời, việc cá nhân hóa lộ trình học tập đối với mỗi học viên, giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Hãy đồng phục cùng Freetalk English để mở ra những cơ hội mới trong sự nghiệp và cuộc sống của bạn.

Cử nhân Ngành Kinh tế ra trường làm gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

5. Mức lương cơ bản của cử nhân ngành Kinh tế mới ra trường

Điều quan tâm đằng sau câu hỏi học ngành kinh tế ra trường làm gì chắc chắn là mức lương và những đại ngộ nhận được. Theo thống kế mới nhất, mức lương cơ bản của một cử nhân ngành Kinh tế mới ra trường như sau:

  • Mức lương trung bình của vị trí Nhân viên Kinh doanh: 10 – 35 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình của vị trí Nhân viên Telesale: 8.5 – 30 triệu đồng/tháng
  • Mức lương trung bình của vị trí Chuyên viên tư vấn tài chính: 10 – 30 triệu đồng/tháng
  • Mức lương trung bình của vị trí Chuyên viên Phân tích dữ liệu: 10 – 35 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cơ bản của cử nhân ngành Kinh tế sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như địa điểm làm việc, loại hình doanh nghiệp, cấp độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, nếu
  • như kỹ năng tiếng Anh tốt, bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong môi trường doanh nghiệp quốc tế, nhờ vậy thu nhập và mức đãi ngộ cũng sẽ cao hơn.

Tổng kết

Với những thông tin trên đây, Freetalk English đã cùng quý độc giả tìm hiểu chi tiết về khối ngành Kinh tế. Có thể thấy, học ngành kinh tế mở ra cho sinh viên những cơ hội việc làm đa dạng với nguồn thu nhập ổn định. Đồng thời, giúp đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của xã hội thông qua quản lý tài chính và nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc đa văn hóa và toàn cầu. Vậy nên, hãy đến ngay với Freetalk English để cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh ngay từ hôm nay, để có được cơ hội học tập và nghề nghiệp đáng mơ ước.

Xem thêm:

Form DK bài viết

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ & HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *