Học ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

Học ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

Rate this post

Nếu bạn có một niềm yêu thích tới lĩnh vực kinh tế, hay quản trị kinh doanh, marketing,.. mà lại đang phân vân không biết nên lựa chọn ngành nào để làm ngành học chính của mình. Vậy thì, bạn có thể lựa chọn một ngành tổng hợp của tất cả các ngành đó lại, đó là ngành Kinh doanh thương mại. Cùng Freetalk English tìm hiểu xem ngành Kinh doanh thương mại có những ưu điểm và đặc điểm gì nổi trội nhé.

1. Đôi nét khái quát về ngành Kinh doanh thương mại

Ngành Kinh doanh thương mại, có tên tiếng Anh là Commercial Business. Đây là ngành học không quá phổ biến tại các trường Đại học ở Việt Nam, mà thường sẽ được chia thành các ngành nhỏ như Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Quản trị doanh nghiệp, Marketing,… Khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về bán hàng, bán lẻ, PR, phân tích tài chính, quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu và phân tích thị trường,…

Với lượng kiến thức cần tiếp thu, học hỏi của ngành này khá rộng, nên nhiều bạn sinh viên sẽ cảm thấy khó tập trung vào một định hướng cụ thể nhất định nào đó. Tuy nhiên, học nhiều biết nhiều. Học càng nhiều, tầm hiểu biết của bạn sẽ càng rộng mở. Từ đó, tăng khả năng phát triển về nhiều lĩnh vực cho bản thân mình cũng như mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.

Hiện nay, tại cả miền Bắc – Trung – Nam đều có các trường Đại học đào tạo ngành Kinh doanh thương mại. Miền Bắc có ba trường lần lượt là: Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội. Ở miền Trung thì nhiều hơn một trường so với miền Bắc: Đại học Nha Trang, Đại học Tây Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng. Miền Nam có nhiều trường nhận đào tạo ngành này nhất khi có tới 5 trường Đại học bao gồm: Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Dân lập Văn lang, Đại học Công nghệ TP HCM, Đại học Cửu Long và Đại học Cần Thơ.

Học ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

2. Học ngành Kinh doanh thương mại có cần học giỏi tiếng Anh không? Nên học tiếng Anh ở trung tâm nào?

2.1. Học ngành Kinh doanh thương mại có cần học giỏi tiếng Anh không?

Thời đại hiện nay, đang là thời đại kinh tế hội nhập toàn cầu. Bạn lại là một cử nhân của ngành Kinh tế thương mại, thì việc cần học tiếng Anh để phục vụ ngành học và công việc tương lai là điều vô cùng cần thiết.
Đầu tiên, vì bạn học ngành liên quan tới kinh tế, bạn phải cập nhập tin tức, thông tin mới trong và ngoài nước liên tục. Những thông tin này ảnh hưởng trực tiếp tới các biến động giá cả, hàng hóa, nhu yếu phẩm trên thị trường. Như vậy việc bạn có khả năng đọc hiểu tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thu thập các thông tin đó.
Thứ hai, khi bạn có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội được gặp gỡ và làm việc với các đối tác nước ngoài hay có một công việc ổn định và mức thu nhập đáng ngưỡng mộ tại các công ty quốc tế, đa quốc gia, có quy mô toàn cầu. Và vì sao lại phải học tiếng Anh mà không phải là một ngôn ngữ khác?
Chính là vì tiếng Anh vẫn được xem là ngôn ngữ chung toàn cầu, đến cả những doanh nhân thành đạt hay các tổng giám đốc, chủ tịch của các tập đoàn lớn đều phải giao tiếp tiếng Anh lưu loát, thành thục. Vậy nên bạn còn chần chừ điều gì mà không đi học tiếng Anh ngay thôi?

2.2. Trung tâm tiếng Anh nào uy tín dành cho sinh viên ngành Kinh tế thương mại?

Đa phần, cản trở lớn nhất đối với các sinh viên khi có quyết định học tiếng Anh tại các trung tâm đó là chi phí cho một khóa học quá lớn. Mà đôi khi, quyết định đi học rồi, nhưng chất lượng giảng dạy ở đấy lại không đủ tốt, học xong khóa học nhưng không có kiến thức nào đọng lại trong đầu. Vậy thì bây giờ nên học tiếng Anh ở đâu vừa uy tín, giá thành vẫn đủ mức chi trả cho sinh viên? Câu trả lời dành cho bạn sẽ là trung tâm tiếng Anh Freetalk English.

Tự hào với nhiều năm giảng dạy tiếng Anh tại thị trường Việt Nam. Nhận được sự tin tưởng từ hơn 3000 các bậc phụ huynh, đã và đang giảng dạy hơn 30,000 học viên, FTE được coi là trung tâm tiếng Anh giao tiếp hàng đầu của Việt Nam. Luôn cập nhập các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại, xây dựng lộ trình học tập riêng phù hợp với từng đối tượng, giáo trình tiếng Anh đa dạng từ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, tới giao tiếp công sở, chuyên ngành,… đó là những gì FTE vẫn đang thực hiện.

Các khóa học tiếng Anh ở FTE bạn sẽ được giảng dạy theo phương thức 2-1, 1 học sinh, 2 giáo viên. Một giáo viên nước ngoài và một giáo viên Việt Nam hỗ trợ, phục vụ bạn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Các giáo viên ở trung tâm cũng đều phải có bằng sư phạm giảng dạy, cũng như phải có các chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với nhiều giải thưởng về giảng dạy, giáo dục học viên học tiếng Anh, luôn không ngừng thay đổi các phương pháp, tạo ra các khóa học phù hợp cho học viên. FTE sẽ luôn là trung tâm tiếng Anh bền vững, đáng tin cậy, nhiều sự đột phá và luôn sẵn sàng chắp cánh và đồng hành cùng bạn trên con đường thực hiện ước mơ của bản thân.

Học ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

3. Sinh viên ngành Kinh tế thương mại ra trường làm nghề gì? Mức lương cơ bản là bao nhiêu?

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ngành Kinh doanh thương mại có rất nhiều cơ hội việc làm khi các hoạt động kinh doanh, sản xuất của các công ty, doanh nghiệp phát triển không ngừng nghỉ. Bạn có thể tham khảo một vài công việc dưới đây để tìm được một nghề phù hợp với bản thân sau khi ra trường.
Nhân viên kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, thương mại: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Lên kế hoạch, đàm phán, ký kết hợp đồng các dự án, mang lợi nhuận, doanh thu về cho công ty, doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng: quản lý, chịu trách nhiệm quản lý các cửa hàng, chuỗi bán lẻ của công ty, doanh nghiệp. Phân tích. đánh giá, đưa ra các đề xuất phù hợp với sự cần thiết phát triển của mỗi cửa hàng, chuỗi bán lẻ đó.
Quản lý kho: Quản lý kho hàng, xuất nhập hàng hóa, sắp xếp, kiểm tra quá trình xuất nhập hàng trong kho.
Chuyên viên chăm sóc khách hàng, PR, Marketing cho các công ty sản xuất, kinh doanh tiêu thụ trên thị trường: Tư vấn, chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm, giới thiệu các sản phẩm mới, lên ý tưởng quảng cáo các sản phẩm của công ty nhằm kích thích tiêu thụ, tăng lượng mua bán, đem tới lợi nhuận cao cho công ty.
Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có ngành hoặc bộ môn Kinh tế thương mại: truyền thụ lại các kiến thức, kỹ năng đã học cho các bạn sinh viên mới, đem tới cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng…

Đây là một vài ngành nghề mà bạn có thể tham khảo làm việc sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế thương mại. Mỗi ngành nghề lại có yêu cầu công việc khác nhau, qua đó cũng có các mức thu nhập cơ bản khác nhau. Nhưng thường sẽ dao động ở mức từ 8-12 triệu/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn học tốt tiếng Anh, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các dự án mang tính quốc tế, hay được làm việc tại các công ty nước ngoài. Nếu vậy, mức lương khởi điểm của bạn sẽ cao gấp đôi, gấp ba so với mức cơ bản ở trên, từ 20-30 triệu/tháng.

Học ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

4. Kết luận

Ngành Kinh tế thương mại hiện đang là ngành đầy tiềm năng phát triển trong tương lai. Khi cầm tấm bằng cử nhân ngành Kinh tế thương mại trên tay, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển và sẽ được làm nhiều ngành nghề khác nhau. Đối với những bạn ưa thử thách, mong muốn được làm việc tại môi trường năng động cùng với mức thu nhập cao, thì học ngành này là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Nếu bạn muốn sau khi ra trường tìm được công việc giúp bản thân nâng cao kiến thức, mở rộng thêm tầm hiểu biết, thì đừng quên học thêm giao tiếp tiếng Anh nhé. Hãy luôn nhớ rằng, trung tâm Freetalk English luôn ở đây để hỗ trợ bạn. Freetalk English tự hào chắp cánh ước mơ của bạn bay cao bay xa.

Xem thêm:

Form DK bài viết

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ & HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt Tiếng Anh độc quyền của

Kiểm tra Tiếng Anh MIỄN PHÍ ngay
với chuyên gia độc quền của