Ngành Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành học được đông đảo thí sinh quan tâm mỗi mùa thi đại học trôi qua. Đây được đánh giá là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập mơ ước cũng như môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vậy cụ thể học Tài chính – Ngân hàng ra trường làm công việc gì? Có cần học giỏi các kỹ năng tiếng Anh hay không? Hãy để Freetalk English giúp bạn tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu đôi nét về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng là một lĩnh vực đào tạo liên quan đến tất cả các dịch vụ tài chính, giao dịch, vận hành và lưu thông tiền tệ. Hiểu một cách rõ ràng hơn, thì khi theo học Tài chính – Ngân hàng sinh viên sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức về nền kinh tế, các vấn đề tiền tệ thông qua ngân hàng. Đồng thời, sử dụng các công cụ tài chính để phát hành, thanh toán và chi trả nội địa và nước ngoài.
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ có thêm những kiến thức chuyên sâu về trái phiếu, cổ phiếu và nguồn vốn. Cùng với đó, bạn cũng được trang bị những kỹ năng về phân tích tài chính, dự báo tài chính và đầu tư thị trường.
2. Top các trường Đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng uy tín
Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành “hot” có lượng sinh viên đông đảo. Đó cũng là lý do, hiện nay có không ít trường Đại học đào tạo ngành học này, tiêu biểu phải kể đến như:
- Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Thương mại
- Đại học Ngoại Thương
- Học viện Tài chính
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Ngân hàng TP HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Kinh tế – Tài chính
Thông thường, điểm chuẩn cho chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng dao động từ 18 – 28 điểm tùy vào từng trường Đại học và hệ đào tạo.
3. Cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?
“Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng làm công việc gì” là một câu hỏi nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn học sinh, sinh viên. Thực tế, Tài chính – Ngân hàng là một ngành học khá rộng, do đó sinh viên sau khi ra trường có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau. Cụ thể như:
Nhân viên quản trị rủi ro: Thực hiện các công việc phân tích, xây dựng các công cụ đo lường rủi ro và lập các kế hoạch giám sát rủi ro.
Chuyên viên phân tích tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính và tư vấn, tham mưu cho cấp trên về những chiến lược đầu tư.
Nhân viên tín dụng: Đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay, tư vấn và hỗ trợ các thủ tục vay vốn. Đồng thời, thẩm định tài sản, lập hồ sơ giải ngân và giải quyết tài sản thế chấp theo quy định.
Nhân viên kinh doanh: Vị trí có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp và chăm sóc, hỗ trợ các khách hàng cũ.
Nhân viên vận hành: Tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ tương tác và liên lạc với khách hàng.
Nhân viên kiểm toán: Thực hiện công việc giám sát và kiểm tra các mảng nhiệm vụ trong tổ chức theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Chuyên viên tư vấn đầu tư: Tiến hành tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp đến với khách hàng.
Chuyên viên thanh toán quốc tế: Đảm nhận công tác kiểm tra chứng từ và các giấy tờ liên quan đến việc giao dịch quốc tế, chuyển pháp quốc tế.
Giao dịch viên ngân hàng: Thực hiện các giao dịch phục vụ khách hàng, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng.
4. Học ngành Tài chính – Ngân hàng có cần giỏi tiếng Anh không?
Lĩnh vực Tài chính Ngân hàng có đặc thù là giao dịch đã quốc gia. Điều này đòi hỏi nhân sự phải có khả năng tiếng Anh tốt để xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và giảm thiểu những sai lầm do không hiểu ý khách hàng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, ngành Tài chính ngân hàng tích hợp công nghệ trong dịch vụ, tiêu chí tuyển dụng ngày càng tăng cao, đặc biệt là khả năng sử dụng công nghệ và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, Việt Nam trở thành một đất nước tiềm năng được nhiều ngân hàng quốc tế quan tâm. Cơ hội này không chỉ giúp sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng được làm việc tại các ngân hàng quốc tế, mà còn mang lại nguồn thu nhập cao.
Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội, việc sở hữu trình độ tiếng Anh vững và kiến thức chuyên môn là điều không thể phớt lờ. Có thể nói Tiếng Anh là chìa khóa mở cánh cửa cho những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
5. Sinh viên Tài chính – Ngân hàng học tiếng Anh ở đâu uy tín?
Sở hữu một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, Trung tâm Anh ngữ Freetalk English tạo ra một môi trường học tập độc đáo, chất lượng hàng đầu. FTE mang đến đa dạng các khóa học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, được thiết kế toàn diện và có tính ứng dụng cao, đặc biệt phù hợp với sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
Tại Freetalk English, mỗi học viên sẽ được xây dựng một lộ trình học tập cá nhân hóa, phản ánh trình độ và khả năng riêng của từng người. Quá trình học tập của học viên được theo dõi và kiểm tra thường xuyên, đảm bảo đạt được kết quả như kỳ vọng. Hơn thế nữa, học viên FTE còn được hỗ trợ thông qua các buổi học 1-1 với giảng viên nước ngoài và giảng viên nội địa để tối ưu hóa quá trình học. Ngoài ra, FTE còn có lịch học linh hoạt được xây dựng trên lịch trình cá nhân của từng học viên.
Hãy đến với Trung tâm Anh ngữ Freetalk English để cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh, xây dựng nền tảng phát triển vững chắc cho tương lai. Freetalk English cam kết sẽ luôn đồng hành và chia sẻ hành trang cùng bạn trên hành trình chinh phục ước mơ cá nhân.
6. Học ngành Tài chính – Ngân hàng cần những kỹ năng nào?
Để đạt được những thành công trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, các bạn sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như sau:
- Có năng khiếu với các môn học tự nhiên: Sự nhạy bén và khả năng tính toán, đặc biệt là trong việc xử lý và phân tích dữ liệu số sẽ mang lại lợi thế lớn cho bạn trong ngành Tài chính, ngân hàng.
- Tính cần cù và tỉ mỉ: Đây được xem là chìa khóa để tránh những sai sót trong công việc ngân hàng – nơi đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ cao.
- Kỹ năng công nghệ thông tin: Khả năng tin học văn học và công nghệ thông tin giúp thực hiện tốt các nghiệp vụ và quy trình làm việc.
- Kỹ năng giao tiếp: Sự quyết đoán và kỹ năng thuyết phục giúp duy trì các thương vụ và quan hệ khách hàng.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Trong thời đại thương mại quốc tế, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ là không thể phủ nhận. Việc sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt giúp giao tiếp hiệu quả với khách hàng quốc tế và tham gia vào các giao dịch và hợp đồng quốc tế.
7. Tổng kết
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn luôn là một ngành hot, nhận được sự quan tâm từ đông đảo học sinh, sinh viên. Đặc biệt trong thời điểm phát triển kinh tế và toàn cầu hóa như hiện nay, ngành Tài chính – Ngân hàng mở ra những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, để đạt được thành công đó đòi hỏi sinh viên phải kiên nhẫn rèn luyện, hấp thụ các kiến thức sâu rộng và tham gia tích cực vào các hoạt động thực tập, kiến tập. Quan trọng nhất, việc cải thiện các kỹ năng tiếng Anh là điều không thể bỏ qua. Hãy để Freetalk English trở thành người bạn đồng hành của bạn trên hành trình xây dựng ước mơ nhé!
Xem thêm:
- Học ngành Kế toán ra trường làm gì? Có cần học tốt tiếng Anh không?
- Học ngành Quản trị văn phòng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?