Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?
Rate this post

Nguồn nhân lực luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Có sức người, có sức lao động ổn định thì nền kinh tế mới bền vững. Do đó, việc quản lý nguồn nhân lực luôn là một thách thức đối với mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Cùng Freetalk English tìm hiểu xem, sinh viên ngành Quản trị nhân lực ra trường có những cơ hội việc làm gì với mức lương là bao nhiêu và có cần học tiếng Anh không nhé.

1. Khái quát về ngành Quản trị nhân lực

Ngành Quản trị nhân lực hay ngành Quản trị nguồn nhân lực, có tên gọi khác là Human Resource Management. Đây là ngành đào tạo khai thác, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực là con người, một cách hợp lý, đem lại lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, hướng tới một mục tiêu chung là ổn định và phát triển.

Khi học ngành Quản trị nhân lực, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về quy trình tuyển dụng, quản trị nhân sự, các phương pháp tâm lý học đơn giản. Bạn cũng sẽ được học các kỹ năng về quản lý, giải quyết các vấn đề về nhân lực, được học cách lãnh đạo, tận dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn sẽ được trải nghiệm thực tế các buổi chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm đến từ các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ, lắng nghe các kinh nghiệm từ các anh chị đi trước truyền đạt lại.
Hiện nay, tại Việt Nam có 9 trường Đại học đào tạo ngành này. Gồm 4 trường cơ sở miền Bắc là: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thương mại. Đại học Lao động – xã hội. Và 5 trường tại khu vực miền Nam bao gồm: Đại học Mở TP HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh tế TP HCM. Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM và Đại học Lao động – xã hội TP HCM. Tùy theo khu vực và sở thích của mình, bạn có thể lựa chọn theo học ở những ngôi trường đào tạo Ngành Quản trị Nhân lực mơ ước.

Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

2. Có cần học giỏi tiếng Anh khi theo học ngành Quản trị nhân lực không? Nên học tiếng Anh tại trung tâm nào?

2.1. Có cần học giỏi tiếng Anh khi theo học ngành Quản trị nhân lực không?

Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển mạnh về mặt kinh tế. Và lẽ đương nhiên, việc hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, việc học tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Tiếng Anh đang là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh và ngoại giao.

Là một ngành có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, việc học tốt tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên ngành Quản trị nhân lực. Nếu học tốt tiếng Anh, đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng tiếp thu các kiến thức, tài liệu chuyên ngành của mình và các nguồn tham khảo, sách vở đến từ các quốc gia khác. Bạn cũng sẽ tự mở ra cho mình nhiều cơ hội việc làm tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Sẽ có cơ hội làm quen, hợp tác với nhiều người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự ở môi trường quốc tế.

2.2. Sinh viên ngành Quản lý nhân lực nên học tiếng Anh ở trung tâm nào?

Một trung tâm dạy tiếng Anh, vừa có uy tín trong nghề, vừa có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, các bài giảng lại đổi mới không gây nhàm chán. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một trung tâm như thế, vậy thì bạn cần tới Freetalk English để trải nghiệm ngay thôi.

Hơn 10 năm giảng dạy trong lĩnh vực tiếng Anh cho các bạn sinh viên, Freetalk English tự hào khi là trung tâm hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 800 giáo viên trong và ngoài nước, có đầy đủ bằng sư phạm và các chứng chỉ tiếng Anh, FTE hoàn toàn có thể đáp ứng chất lượng giảng dạy cho bạn. Các khóa học ở trung tâm cũng rất đa dạng. Chúng tôi có khóa luyện giao tiếp cơ bản dành cho người mới bắt đầu, khóa giao tiếp văn phòng, khóa các từ ngữ chuyên ngành. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn giáo viên mà bạn muốn. Bạn có thể học giáo viên Việt Nam, giáo viên châu u, giáo viên Philippines, hoặc học cả 3, miễn sao bạn cảm thấy phù hợp, thoải mái và dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Giờ học ở FTE cũng đa dạng, bạn cũng có thể lựa chọn học trực tuyến thay cho học trực tiếp. Các cô vẫn sẽ giảng dạy bạn đầy đủ kiến thức và kỹ năng như khi bạn học tại lớp học. Ngoài ra có các lớp học 1-1 (1 giáo viên – 1 học sinh), 2-1 (2 giáo viên -1 học sinh),…. Các giáo viên sẽ theo dõi, kiểm tra thường xuyên tiến trình học tập của bạn, đưa ra cho bạn các lộ trình học tập phù hợp.

Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

3. Học ngành Quản lý nhân lực ra trường làm nghề gì? Mức lương bao nhiêu?

Quản lý nhân lực đang là một ngành hot tại Việt Nam, vậy nên cũng sẽ có rất nhiều ngành nghề sau khi ra trường sinh viên có thể làm. Bạn có thể tham khảo một vài ngành dưới đây để tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân.

Nhân viên hành chính nhân sự: Cập nhập cơ sở dữ liệu nội bộ, lưu trữ các hồ sơ nhân sự, công văn, theo dõi lịch làm của nhân viên, tuyển dụng thêm nguồn nhân sự mới cho công ty,…

Chuyên viên tuyển dụng: Lên các kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban đang thiếu, đăng bài tuyển dụng trên các trang web, mạng xã hội,… sàng lọc hồ sơ, lựa chọn ứng viên thích hợp để hẹn lịch phỏng vấn,…

Chuyên viên đào tạo: Đào tạo nhân viên nội bộ công ty, hướng dẫn các nhân sự mới vào, xây dựng các lộ trình kế hoạch đào tạo,…

Chuyên viên truyền thông nội bộ: Cung cấp các thông tin nội bộ trong công ty như tuyển dụng, nghỉ lễ, thi đua, quy chế,…

Quản lý hỗ trợ nhân viên: Tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh, lên kế hoạch kiểm tra, đảm bảo an toàn của các máy móc, trang thiết bị, tiếp nhận, hỗ trợ các yêu cầu của nhân viên,…

Trợ lý tuyển dụng: Hỗ trợ quá trình tuyển dụng nhân sự, sàng lọc, đặt lịch hẹn, phỏng vấn cơ bản các hồ sơ tham gia ứng tuyển.

Giảng viên Đại học, Cao đẳng, Trung cấp: Giảng dạy các môn liên quan về ngành Quản lý nhân lực và các môn học có liên quan. Riêng đối với công việc này, yêu cầu bạn phải có bằng cấp thấp nhất là Thạc sĩ thì bạn mới được tuyển dụng vào làm giảng viên giảng dạy cho các sinh viên trong trường.

Đối với các công việc khác nhau, yêu cầu kinh nghiệm và năng lực làm việc khác nhau, theo đó thì mức thu nhập của mỗi nghề cũng sẽ có sự chênh lệch. Theo nhiều thống kê, thì mức lương trung bình của sinh viên ngành Quản lý nhân sự sẽ dao động trong khoảng 8-12 triệu/tháng trong 2 năm đầu mới ra trường. Tuy nhiên, nếu bạn có trình độ tiếng Anh tốt, có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, thì mức thu nhập của bạn sẽ cao hơn gấp đôi, gấp ba lần so với khi làm tại công ty, doanh nghiệp Việt Nam.

Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

4. Kết luận

Tóm tắt lại, ngành Quản lý nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhân lực có tốt, nguồn lao động có dồi dào, năng suất lao động có cao, thì nền kinh tế mới vững mạnh. Nếu bạn yêu thích ngành này, hãy để Freetalk English đồng hành cùng bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện ước mơ theo đuổi sự nghiệp được làm trong lĩnh vực nhân sự.

Freetalk English sẽ không chỉ giúp bạn tiếp thu kiến thức trên giảng đường đại học, còn giúp bạn mở ra nhiều cơ hội lớn, giúp bạn không ngừng phát triển bản thân trong tương lai. Vậy nên, bạn còn đang chần chừ điều gì mà không nhanh chóng đăng ký một khóa học tiếng Anh tại Freetalk English ngay hôm nay thôi nào.

Xem thêm:

Form DK bài viết

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ & HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *