Có lẽ rất nhiều bạn đã nghe tới ngành Thương mại điện tử, nhưng liệu bạn có thực sự biết học ngành Thương mại điện tử là học những gì? Học ngành này để làm gì? Ra trường có những công việc gì dành cho sinh viên Thương mại điện tử? Mức lương ngành này có cao không? Học ngành này có cần học giỏi tiếng Anh không? Cùng Freetalk English tìm câu trả lời chính xác cho những vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé!
1. Đôi nét khái quát về ngành Thương mại điện tử
Ngành Thương mại điện tử là ngành đang có tiềm năng và sự phát triển vô cùng lớn tại thị trường Việt Nam. Tên gọi tiếng Anh của ngành là e Commerce, là một chuyên ngành nhỏ của ngành Kinh doanh điện tử (e-Business). Thương mại điện tử hiểu nôm na chính là bạn kinh doanh, mua bán online dưới sự hỗ trợ của internet, giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa người bán và người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, Thương mại điện tử còn là một hình thức quảng cáo, tuyên truyền, phân phối các sản phẩm cho các công ty, doanh nghiệp.
Theo học ngành Thương mại điện tử, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh, được giảng dạy các kỹ năng phân tích thị trường , phân tích giá cả. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học về quản trị sàn thương mại điện tử, Marketing online, quản lý, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. Qua đó, bạn sẽ có thể định hướng, lên các ý tưởng kinh doanh, quản lý bán hàng trên các sàn, quảng cáo sản phẩm, phát triển hệ thống, chăm sóc khách hàng,…
2. Điểm danh các trường Đại học đào tạo ngành Thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam
Vì đang là một ngành hot ở Việt Nam, nên có khá nhiều trường Đại học đào tạo chuyên ngành này. Bạn có thể tham khảo một vài trường sau đây để tìm được một ngôi trường Đại học phù hợp cho mình.
Miền Bắc gồm có: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên.
Miền Trung gồm có: Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. Miền Nam có 5 trường: Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM, Đại học Công nghệ TP HCM, Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Đại học Trà Vinh.
3. Học ngành Thương mại điện tử có cần học giỏi tiếng Anh không?
3.1. Sinh viên Thương mại điện tử cần giỏi tiếng Anh không?
Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều bạn khi đăng ký ngành Thương mại điện tử, đáp án là “Có”. Thương mại điện tử là ngành trọng điểm đang được đầu tư phát triển mạnh tại Việt Nam, việc học tốt tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trước và sau khi ra trường.
Đầu tiên, tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính của ngành này. Bạn cần phải hiểu, phải biết, phải đọc, phải giao tiếp được tiếng Anh thì mới có thể tiếp thu được kiến thức chuyên ngành của ngành Thương mại điện tử. Vì đây vẫn còn là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam, nên bạn sẽ phải học và tìm hiểu khá nhiều các tài liệu nước ngoài. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết qua về hệ thống công nghệ thông tin, và đương nhiên, để biết được điều đó bạn cũng cần phải hiểu được tiếng Anh cơ bản.
Thứ hai, mục đích của ngành Thương mại điện tử ra đời là để giúp việc mua bán, kinh doanh trở nên dễ dàng tiện lợi hơn. Không chỉ ở trong phạm vi một khu vực nhỏ hay một quốc gia, mà còn là ở khắp thế giới. Vì vậy, việc học tốt tiếng Anh cũng giúp bạn dễ dàng trở thành một nhà kinh doanh, chiến lược quy mô toàn cầu. Giúp bạn dễ dàng tiếp cận các thông tin thị trường, xu hướng trên khắp thế giới, dễ dàng giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Và đương nhiên, khi bạn học giỏi tiếng Anh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Dễ dàng cạnh tranh để được lựa chọn làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và các công ty nước ngoài.
3.2. Sinh viên ngành Thương mại điện tử nên học tiếng Anh ở đâu?
Freetalk English là trung tâm tiếng Anh hàng đầu, uy tín tại Việt Nam. Với hơn 10 năm giảng dạy và được hơn 3000 phụ huynh tin tưởng, Freetalk English tự tin khi dám khẳng định sẽ đem đến cho bạn các kiến thức về tiếng Anh mà bạn cần.
Đội ngũ giảng viên của FTE đến từ nhiều nơi trên thế giới, từ Việt Nam, Philippines đến Châu Âu. FTE luôn sàng lọc, chọn lựa kỹ lưỡng các giảng viên. Đầu tiên, chắc chắn là phải có đủ chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ dạy học. Thứ hai, điểm IELTS của giảng viên bắt buộc phải trên 7.5. Đối với các giảng viên nước ngoài còn cần có các chứng chỉ về TESOL, CELTA,… Vì FTE luôn quan niệm, trò có giỏi hay không là do thầy dạy dỗ, thầy dạy có hay thì trò nghe mới hiểu. Vậy nên, để đảm bảo có thể đem đến cho các học viên các kiến thức về tiếng Anh tốt nhất, thì chất lượng đầu vào giáo viên của trung tâm cũng phải tốt.
Ở FTE, bạn có thể tự mình lựa chọn mọi thứ. Bạn được lựa chọn khóa học, có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao, từ giao tiếp cơ bản đến giao tiếp văn phòng. Bạn cũng được lựa chọn giờ học và học online hay học offline. Bạn cũng có thể được chọn giáo viên dạy mình, bạn muốn học giáo viên Việt Nam để dễ dàng trao đổi, hay bạn muốn học giáo viên nước ngoài để lắng nghe phát âm, cải thiện giao tiếp, đều được hết. Miễn là bản thân bạn thấy phù hợp và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, FTE đều sẽ đáp ứng bạn.
Đương nhiên, FTE cũng sẽ đánh giá lại bạn. FTE sẽ đánh giá đầu vào của bạn, xem bạn nắm kiến thức tiếng Anh ở mức độ nào, phân tích, đưa ra cho bạn một lộ trình học tập hợp lý. Trong suốt quá trình, FTE cũng sẽ thường xuyên có cái bài kiểm tra để xem bạn đã và đang tiếp thu kiến thức như nào, có cần thay đổi điều gì hay không? Trung tâm sẽ hỗ trợ bạn từ lúc bạn bắt đầu cho tới khi bạn hoàn thành khóa học.
Xem thêm: Khoá học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1
4. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Thương mại điện tử? Mức lương bao nhiêu?
Đang là một ngành hot tại Việt Nam cũng như trên thế giới, vậy nên học ngành Thương mại điện tử ra trường, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến. Bạn có thể tham khảo một vài công việc sau đây để tìm được nghề nghiệp yêu thích dành cho bản thân sau khi ra trường nhé.
- Chuyên viên marketing trực tuyến: Lập kế hoạch và triển khai chiến lược marketing trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), phân tích dữ liệu khách hàng,…
- Quản lý dự án thương mại điện tử: Đảm bảo triển khai và quản lý các dự án thương mại điện tử, từ việc thiết kế và phát triển website, cài đặt hệ thống thanh toán, kiểm soát chất lượng, đảm bảo bảo mật thông tin,…
- Chuyên viên tư vấn Thương mại điện tử: Tư vấn các doanh nghiệp về các giải pháp thương mại điện tử, từ việc thiết kế giao diện, xây dựng hệ thống, quản lý đơn hàng, thực hiện chiến lược bán hàng,…
- Quản lý dịch vụ khách hàng trực tuyến: Đảm nhận các vai trò hỗ trợ khách hàng, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ khách hàng trong quá trình mua hàng trực tuyến.
- Sáng tạo và phát triển thương hiệu trực tuyến: Xây dựng và phát triển các chiến lược thương hiệu trực tuyến, tạo ra nội dung sáng tạo và hấp dẫn để thu hút khách hàng.
- Khởi nghiệp/Startup về lĩnh vực TMĐT: Bạn có thể tự mình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử của riêng mình.
- Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp: Giảng dạy các môn học liên quan đến ngành TMĐT.
Mức lương sau khi ra trường của sinh viên ngành thương mại điện tử phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc và công ty mà sinh viên chọn làm việc. Tuy nhiên, theo một số thống kê, mức lương trung bình cho sinh viên ngành thương mại điện tử có thể dao động từ 8 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Điều này có thể thay đổi tùy theo thị trường lao động và điều kiện tài chính của các công ty. Ngoài ra, nếu bạn có nền tảng tiếng Anh vững chắc, lương của bạn sẽ cao gấp 3 gấp 4 lần so với mức trung bình, bạn cũng sẽ có cơ hội được làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, được gặp gỡ quen biết nhiều người, mở rộng tầm hiểu biết, các mối quan hệ của bạn.
5. Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về chuyên ngành Thương mại điện tử. Để trở thành một sinh viên giỏi, một Cử nhân xuất sắc ngành Thương mại điện tử, chắc chắn bạn cần phải học giỏi, giao tiếp tiếng Anh tốt. Và Freetalk English sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng bạn nâng cao trình độ bản thân mình lên. Để tiến tới một tương lai sáng lạn, đầy mở rộng.
Xem thêm:
- Học Ngành Bất động sản ra trường làm nghề gì? Có cần giỏi tiếng Anh không?
- Học ngành Marketing ra trường làm công việc gì? Cần học tốt tiếng Anh không?