Học Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

Học Kỹ thuật điện tử – viễn thông ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

Rate this post

Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành học tìm hiểu về các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ điện tử, viễn thông. Đây được đánh giá là chuyên ngành có tiềm năng cơ hội việc làm nên nhận được sự quan tâm và yêu thích từ đông đảo các bạn học sinh – sinh viên. Thế nhưng, học Kỹ thuật điện tử – viễn thông ra trường sẽ làm công việc gì cụ thể? Có cần thành thạo tiếng Anh hay không? Hãy để Freetalk English giúp bạn trả lời những câu hỏi này trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu đôi nét về ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông

Kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành học sử dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để chế tạo ra các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử. Chẳng hạn như máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân,… Từ đó, góp phần xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, tối ưu hóa việc trao đổi và lưu giữ thông tin giữa người với người một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Sinh viên khi theo học chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, sinh viên sẽ được tiếp cận khối kiến thức chuyên sâu liên quan đến: Giải tích mạch điện, trường điện từ, kỹ thuật lập trình, điện tử số, kỹ thuật cao tần và anten, hệ thống viễn thông, kỹ thuật số liệu và mạng,…
Không chỉ vậy, ngành học Kỹ thuật điện tử – viễn thông còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng về vận hành bảo trì hệ thống, sửa chữa và nâng cấp hệ thống, thiết bị điện từ. Đồng thời, có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông vào đời sống xã hội.

Học Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

2. Học Kỹ thuật viễn thông điện tử ra trường làm công việc gì?

Song hành với sự đa dạng về lĩnh vực công việc trong ngành công nghệ điện tử viễn thông, cử nhân Kỹ thuật điện tử, viễn thông sẽ có cơ hội phát triển bản thân ở nhiều vị trí công việc. Cụ thể như:

  • Đảm nhiệm vị trí kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng và vận hành hệ thống mạng viễn thông.
  • Kỹ sư thiết kế và viết các phần mềm trên máy tính, thiết kế và viết phần mềm dành cho thiết bị điện tử thông minh như robot, điện thoại di động, laptop hay xe ô tô.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo và vận hành các trang thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế cà các hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
  • Vị trí chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành và bảo trì hệ thống tại các doanh nghiệp sản xuất phần mềm thế giới di động, đơn vị điện tử viễn thông.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty thiết kế mạng viễn thông.

Ngoài ra, với nền tảng kiến thức vững chắc cùng các kỹ năng chuyên môn, cử nhân Kỹ thuật điện tử – viễn thông có thể trở thành giảng viên đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng và trung tâm học nghề. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng có cơ hội làm việc tại các phòng nghiên cứu, tham gia các dự án lớn với mục tiêu phát triển lĩnh vực điện tử – viễn thông của đất nước.

3. Sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông có cần giỏi tiếng Anh không?

3.1. Học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông có cần giỏi tiếng Anh không?

Để phát triển cơ hội việc làm trong tương lai, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông cần có một nền tảng kiến thức tốt cũng như thành thạo các kỹ năng về ngoại ngữ. Sở dĩ, đây là ngành học đòi hỏi sinh viên phải không ngừng cập nhật các thông tin kiến thức mới, sử dụng các thuật ngữ và khái niệm chuyên môn bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm kiếm các cơ hội phát triển tại các thị trường quốc tế, thì bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật cũng như tham gia vào các dự án hợp tác với các doanh nghiệp từ nước ngoài.

Mặt khác, đối với ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, ngoài tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên cần thào thạo khả năng giao tiếp cơ bản và có thể viết viết báo cáo bằng tiếng Anh. Điều này giúp sinh viên dễ dàng trao đổi ý kiến, thực hiện công việc thuyết trình và nắm bắt một cách nhanh chóng những thông tin từ nguồn tiếng Anh trên toàn thế giới.

3.2. Freetalk English – Trung tâm tiếng Anh uy tín hàng đầu cho sinh viên Kỹ thuật điện tử viễn thông

Có thể thấy, việc học tiếng Anh đối với các sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là vô cùng cần thiết. Freetalk English được biết đến là trung tâm đào tạo tiếng Anh uy tín, chất lượng và là sự lựa chọn hàng đầu dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy, nơi đây còn có sự đầu tư về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, mang lại không gian và môi trường học tập tốt nhất cho học viên.

Các học viên khi đến với Freetalk English không chỉ được học tập, nâng cao kỹ năng tiếng Anh một cách bài bản, mà còn được theo dõi sát sao và kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo sự tiến bộ nhanh chóng của mỗi học viên. Đồng thời, FTE cũng đang áp dụng phương pháp đào tạo tiếng Anh 1-1 trực tiếp với giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam. Nhờ vậy, học viên sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều phong cách giảng dạy và tối ưu được lộ trình học tập của bản thân.

Một ưu điểm nữa khi bạn tham gia các khóa học tiếng Anh tại Freetalk English đó là có thể sắp xếp lịch học một cách linh hoạt để phù hợp với từng học viên. Từ dó, giúp học viên dễ dàng điều chỉnh thời gian học và không gây ảnh hưởng đến thời gian biểu cá nhân.

Học Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

4. Mức lương cơ bản của sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông

Bên cạnh những áp lực mà ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông mang lại thì mức thu nhập của ngành này cũng tương đối cao trong thị trường lao động hơn nay. Theo đó, đối với một sinh viên Kỹ thuật điện tử – viễn thông mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm dao động trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng.
Kỹ sư điện tử viễn thông chưa có kinh nghiệm nhưng có lợi thế ngoại ngữ sẽ có mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. Còn đối với những vị trí kỹ sư có kinh nghiệm đồng thời sử dụng thành thạo tiếng Anh, mức lương cơ bản có thể lên đến 2000 – 2500 USD/tháng.
Từ đó có thể thấy rõ, việc học tốt tiếng Anh và trau dồi những kinh nghiệm, kỹ năng thực tế sẽ mang lại một mức thu nhập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông.

5. Học ngành Kỹ thuật điện tử và viễn thông ở đâu tốt?

Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một chuyên ngành có tiềm năng phát triển và nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là trong thời đại công nghệ chuyển đối số như hiện nay. Đây cũng là lý do, không ít trường Đại học, Cao đẳng đầu tư nguồn lực vào chuyên ngành có tính ứng dụng cao này. Một số trường Đại học, Cao đẳng uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông phải kể đến như:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Khoa học (Đại học Huế)
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Đại học công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
  • Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông

Học Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm nghề gì? Cần học giỏi tiếng Anh không?

6. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông và những cơ hội việc làm của sinh viên khi theo học ngành này. Đứng trước những tiềm năng phát triển con đường sự nghiệp, sinh viên Kỹ thuật điện tử viễn thông cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn. Đồng thời, các kỹ năng tiếng Anh cũng đóng vai trò quan trọng giúp các bạn sinh viên gặt hái được những thành công trong lĩnh vực này. Hãy để Freetalk English giúp bạn chạm đến những giấc mơ tương lai.

Xem thêm:

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt Tiếng Anh độc quyền của

Kiểm tra Tiếng Anh MIỄN PHÍ ngay
với chuyên gia độc quền của