Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

Rate this post

Ngành Kinh tế xây dựng là ngành kinh tế tập trung vào việc phân phối, sử dụng, mua bán các nguyên vật liệu xây dựng để cung cấp cho ngành xây dựng xây lên và duy trì các công trình, các cơ sở hạ tầng. Đây là một ngành không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không? Liệu bạn đã biết điều đó hay chưa? Hãy để Freetalk English giúp bạn trả lời thắc mắc này trong nội dung bài viết nhé!

1. Ngành Kinh tế xây dựng đào tạo những gì?

Đầu vào của ngành Kinh tế xây dựng chuộng các khối A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh). Vì khi bắt đầu học ngành này, phải sử dụng nhiều tới tính toán, tư duy, logic. Sinh viên sẽ được đào tạo, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết để nắm bắt và hiểu biết các nguyên lý cơ bản của kinh tế, quản lý tài chính, phân tích thị trường, quản lý dự án, quản lý chi phí, quy hoạch xây dựng, các vấn đề liên quan tới công nghệ và vật liệu trong lĩnh vực xây dựng.
Và đương nhiên, sinh viên cũng sẽ được đào tạo để phát triển cả các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…

Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

2. Các trường đào tạo và điểm đầu vào của ngành Kinh tế xây dựng

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Bạn có thể xem và tham khảo một vài trường dưới đây để tìm cho mình một ngôi trường Đại học phù hợp với bản thân nhé.

  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: xét 2 khối A00 và A01, điểm chuẩn 20
  • Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội): xét 4 khối A00, A01, D01, D07, điểm chuẩn 26.18
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội: xét 4 khối A00, A01, D01 và C01, điểm đầu vào là 23.45
  • Đại học Thủy Lợi (Hà Nội): xét 4 khối A00, A01, D01 và D07, điểm chuẩn là 23.05
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải: xét tuyển 4 khối A00, A01, D01, D07, điểm đầu vào là 23
  • Đại học Xây dựng Hà Nội: xét tuyển 3 khối A00, A01, D07, điểm đầu vào là 22.95
  • Đại học Huế – Khoa Kỹ thuật và Công nghệ: xét tuyển 4 khối A00, A01, D01, C01 và có điểm đầu vào là 18.25

3. Học ngành Kinh tế xây dựng có cần học giỏi tiếng Anh không? Nên học tiếng Anh tại trung tâm nào?

Trong nội dung tiếp theo, FTE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc họ tiếng Anh cũng như địa chỉ học tiếng Anh uy tín cho sinh viên Kinh tế xây dựng:

3.1. Học ngành Kinh tế xây dựng có cần học giỏi tiếng Anh không?

Có lẽ sẽ rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi “Học ngành Kinh tế xây dựng có cần học giỏi tiếng Anh không?”. Và câu trả lời chắc chắn là có. Với sự phát triển không ngừng của kinh tế hội nhập đa quốc gia như hiện nay, việc học tốt tiếng Anh chính là nền tảng để giúp bạn phát triển xa hơn, có vị trí vững chắc hơn trên con đường thành công của mình.

Đầu tiên, khi bạn có tiếng Anh, bạn sẽ học tập, tiếp thu tri thức trên giảng đường một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận các thông tin chuyên ngành. Do hiện nay, nhiều tài liệu quan trọng đều được viết và xuất bản bằng tiếng Anh. Vậy nên, việc học tốt tiếng Anh cũng giống như bạn được mang phao vào phòng thi vậy, sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức mà bạn không biết.

Thứ hai, bạn sẽ được tham gia vào các chương trình hợp tác quốc tế ngay từ khi ngồi ghế nhà trường. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ hay có các chương trình giao lưu, trao đổi, hợp tác với các trường Đại học. Và thường người được lựa chọn tham gia, hoặc phải sinh viên xuất sắc, hoặc là sinh viên có trình độ giao tiếp tiếng Anh tốt. Cũng có nghĩa, khi bạn học tốt tiếng Anh rồi, bạn hoàn toàn có cơ hội tham gia các chương trình đó. Đây là một cơ hội lớn để bạn có thể phát triển bản thân mình và mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

Và điều không thể thiếu khi nhắc tới lợi ích của tiếng Anh khi đem lại cho bạn, đó chính là có lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm sau khi ra trường. Xu hướng phát triển rõ rệt của nền kinh tế hiện nay, chính là kinh tế toàn cầu, đa quốc gia, đa văn hóa. Các công ty, doanh nghiệp cũng chú trọng tiếng Anh với mong muốn có cơ hội phát triển ở quốc tế hoặc thu hút thêm các vốn đầu tư từ nước ngoài. Bạn còn là sinh viên của một ngành Kinh tế, bạn càng cần học tốt tiếng Anh. Có như vậy, đầu ra tìm việc làm của bạn mới dễ dàng và thuận lợi hơn.

3.2. Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng nên học tiếng Anh ở trung tâm nào?

Hiện nay, tại Việt Nam, có hàng trăm hàng nghìn trung tâm tiếng Anh khác nhau đang trôi nổi trên thị trường. Nhưng đâu mới là trung tâm đáng để sinh viên theo học? Freetalk English tự hào khi nhận là trung tâm tiếng Anh đáng tin cậy để sinh viên theo học.

Freetalk đã có tới gần 10 năm trong nghề giảng dạy kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, đọc, viết về tiếng Anh cho học viên. Từ những em mẫu giáo, tới các cô chú lớn tuổi, FTE đều tự tin có thể dạy được. Khi tới trung tâm, bạn sẽ được đánh giá ban đầu xem trình độ tiếng Anh của bản thân mình đang ở mức độ nào. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn rồi lựa chọn các khóa học phù hợp với bản thân.

Các khóa học tiếng Anh giao tiếp tại FTE cũng rất đa dạng. Bạn có thể học tiếng Anh giao tiếp cơ bản, tiếng Anh giao tiếp văn phòng, tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh cấp tốc… Tại trung tâm, cũng sẽ có các lớp học 1-1 (một giáo viên kèm một học sinh) và 2-1 (hai giáo viên kèm một học sinh), nhằm đem đến sự tiếp thu, tiến bộ nhiều nhất cho học sinh.

Các giáo viên của FTE cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng. Đối với giáo viên Việt Nam, phải có chứng chỉ sư phạm và IELTS trên 7.5. Còn đối với giáo viên nước ngoài, phải có đầy đủ các chứng chỉ quốc tế như TESOL, CELTA,… Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng giảng dạy của FTE. Ngoài ra, các cơ sở trang thiết bị giảng dạy của FTE cũng vô cùng tiên tiến và hiện đại, nhằm phục vụ học sinh tiếp thu bài tốt nhất.

Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

4. Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì?

Ngành Kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến ​​thức về quản lý, phân tích dữ liệu, kế toán và tài chính, dự báo kinh tế và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và thị trường. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham khảo một vài ngành sau đây để tìm cho bản thân mình một công việc phù hợp.

  • Ngân hàng và Tài chính: Làm việc trong các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, và các tổ chức tài chính khác để phân tích dữ liệu, kinh doanh, quản lý rủi ro và tư vấn tài chính.
  • Kinh doanh: Công việc trong lĩnh vực kinh doanh có thể bao gồm quản lý dự án, tiếp thị, phân tích thị trường, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý sản phẩm.
  • Tư vấn: Trở thành tư vấn kinh tế để cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và tổ chức về các vấn đề kinh tế, tài chính và quản lý.
  • Chính phủ và tổ chức phi chính phủ: Làm việc trong các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ để phân tích chính sách kinh tế, quản lý ngân sách và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế.
  • Đào tạo và nghiên cứu: Làm việc trong các trường đại học hoặc tổ chức nghiên cứu để giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và quản lý.
  • Kinh doanh doanh nhân: Sinh viên có thể khởi nghiệp và sở hữu doanh nghiệp của riêng mình hoặc trở thành cố vấn cho các startup kinh doanh.

Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?

5. Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin nhằm giải đáp câu hỏi “Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm nghề gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?” Qua những điều mà Freetalk English vừa chia sẻ với bạn, hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về ngành Kinh tế xây dựng. Vì một tương lai rộng mở và con đường đi tới thành công thuận lợi hơn, đừng quên đồng hành của Freetalk English để cùng nhau học tiếng Anh nhé.

Xem thêm:

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt Tiếng Anh độc quyền của

Kiểm tra Tiếng Anh MIỄN PHÍ ngay
với chuyên gia độc quền của