Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì? Có cần học giỏi tiếng Anh không?
Trong những năm gần đây, chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn trẻ. Đặc biệt trong bối cảnh, các công trình xây dựng và dự án bất động sản phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu việc làm trong ngành nghề này luôn rất đa dạng và hấp dẫn. Vậy cụ thể tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng ra trường sẽ làm công việc gì, có cần giỏi tiếng Anh không? Hãy để Freetalk English giúp bạn trả lời những vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu nhanh về chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Giống như tên gọi của ngành, ngành Kỹ thuật xây dựng là ngành trang bị cho các sinh viên các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật trong xây dựng. Qua đó, bạn sẽ được đào tạo để có khả năng thiết kế, thi công, thực thi, giám sát, nghiệm thu các công trình.
Khi theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, ngoài các môn học cơ bản như: Pháp luật đại cương, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Đường lối tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán – Lý – Hóa đại cương,… Bạn sẽ còn được học các môn chuyên ngành như: Vật liệu xây dựng, Vẽ kỹ thuật, Trắc địa, Sức bền vật liệu, Địa chất công trình, Động lực học, Kỹ thuật môi trường, Thủy văn, Cơ học đất,… Đặc biệt, ngành Kỹ thuật xây dựng đòi hỏi kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh của bạn rất nhiều.
Hiện nay, tuy không còn là ngành được ưa chuộng như trước, nhưng vẫn còn khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng. Bạn có thể tham khảo một vài trường sau đây để tìm được ngôi trường phù hợp với bản thân mình: Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội và TP HCM, Đại học Giao thông và vận tải Hà Nội và TP HCM, Đại học Thủy Lợi, Đại học Công nghệ TP HCM, Đại học Bách khoa TP HCM, Đại học Quốc tế TP HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Tùy vào khu vực sinh sống và sở thích cá nhân, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được ngôi trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng phù hợp.
2. Những kỹ năng cần có khi theo học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng
Ngoài niềm đam mê với ngành, bạn cũng cần phải có một vài kiến thức kỹ năng cần thiết khi theo học ngành Kỹ thuật xây dựng.
Trước tiên, chắc chắn là bạn phải học giỏi các môn tự nhiên. Bạn phải học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán, vì đây là ngành yêu cầu nhiều về logic, tính toán, hình học, xem hiểu các bản vẽ.
Bạn cũng cần có nhiều ý tưởng sáng tạo, tư duy tốt, thiết kế ra những bản vẽ mới lạ, những công trình kiến trúc độc đáo.
Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là điều mà sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng cần có. Đôi khi các thiết kế trên bản vẽ và sau khi xây dựng không giống như mình nghĩ, hay có xảy ra mâu thuẫn nội bộ hay giữa các bên đối tác. Bạn cần bình tĩnh, nhanh chóng nghĩ ra các hướng xử lý mọi chuyện.
Và đương nhiên, là một sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng, chắc chắn bạn cần phải có sức khỏe tốt. Vì bạn sẽ phải thực nghiệm ở công trình, thực tập tại các địa điểm ngoài trời. Đôi khi còn phải đi sang các tỉnh khác để kiểm tra tiến độ công việc,…
3. Học Kỹ thuật xây dựng có cần học tốt tiếng Anh không? Nên học tiếng Anh ở trung tâm nào?
3.1. Học Kỹ thuật xây dựng có cần học tốt tiếng Anh không?
Kỹ năng tiếng Anh là kỹ năng bắt buộc của ngành Kỹ thuật xây dựng. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ chính của ngành trên thế giới. Các tài liệu giảng dạy và học tập, các thông số kỹ thuật, các công nghệ mới thường đều có tiếng Anh. Nếu muốn học tập tốt, tiếp thu tốt kiến thức và thuận lợi ra trường, bạn cần phải biết tiếng Anh.
Việc học tốt tiếng Anh giao tiếp cũng giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Bạn sẽ có lợi thế hơn khi cạnh tranh công việc với các ứng viên khác. Bạn cũng có thể xin việc ở các công ty đa quốc gia, hay tham gia vào nhiều dự án quốc tế.
Và khi đọc hiểu tốt tiếng Anh, bạn có thể dễ dàng nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng trên thị trường, nhiều kiến thức về kỹ thuật mới được chia sẻ. Các xu hướng, biến động, các công nghệ mới bạn sẽ đều nhanh chóng cập nhập được. Qua đó, không ngừng phát triển bản thân, đưa bản thân bạn gần tới thành công hơn.
3.2. Trung tâm tiếng Anh Freetalk English là lựa chọn hàng đầu cho sinh viên cần học tiếng Anh
Với gần 10 năm giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, Freetalk English là tự tin khi nhận là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực được nhiều phụ huynh và học sinh chọn lựa.
Sự độc đáo của Freetalk English chính là đa dạng các khóa học tiếng Anh giao tiếp dành cho các học viên. Ở FTE bạn được lựa chọn giữa các khóa học tiếng Anh giao tiếp cơ bản, tiếng Anh giao tiếp văn phòng, tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh kèm 1-1,… Các khóa học khác nhau sẽ có độ dài, thời gian đào tạo khác nhau và mức học phí khác nhau. Nhưng chung quy lại, Freetalk English đều dám khẳng định sau mỗi khóa mà bạn đăng ký học, bạn đều sẽ đạt được mục tiêu như mình mong muốn.
Khi bắt đầu đăng ký khóa học tại FTE, bạn sẽ được kiểm tra, tư vấn các khóa phù hợp với nhu cầu mong muốn của bản thân. Sau đó, bạn sẽ được lựa chọn giáo viên dạy cho mình, có thể chọn giáo viên trong nước, hoặc giáo viên nước ngoài. Bạn cũng được chọn giờ học mình mong muốn, cũng như việc học online hay học offline. Miễn là bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp thu kiến thức, FTE đều sẽ chiều theo bạn.
Giáo viên của Freetalk English cũng được lựa chọn kỹ lưỡng để đáp ứng được các yêu cầu của trung tâm. Mọi giáo viên, kể cả trong nước hay nước ngoài, đều phải có chứng chỉ sư phạm giảng dạy và trình độ tiếng Anh trên 7.5 IELTS.
Ngoài ra, không thể không kể đến cơ sở trang thiết bị vật chất của Freetalk English được đầu tư kỹ lưỡng, đem đến các trải nghiệm tốt nhất cho mỗi học viên khi đến trung tâm học tập, tiếp thu tri thức.
4. Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm nghề gì?
Khi học ngành Kỹ thuật xây dựng và ra trường, bạn có thể tham khảo và làm việc một vài ngành nghề dưới đây:
- Kỹ sư xây dựng: Thiết kế, quản lý và giám sát các công trình xây dựng.
- Quản lý dự án: Đảm nhận trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ quá trình xây dựng dự án.
- Kỹ sư cầu và cơi nới: Thiết kế, xây dựng và bảo trì các cầu và cơi nới.
- Kỹ sư môi trường: Định hình và triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng.
- Kỹ sư kết cấu: Thiết kế và kiểm tra độ chắc chắn của các kết cấu xây dựng.
- Kỹ sư sửa chữa và bảo trì: Phân tích, chẩn đoán và sửa chữa các vấn đề kỹ thuật trong các công trình xây dựng đã hoàn thiện.
- Chuyên viên tư vấn: Cung cấp các dịch vụ tư vấn về xây dựng và quản lý dự án cho các tổ chức công ty, chính phủ hoặc cá nhân.
- Giảng dạy và nghiên cứu: Làm việc trong các trường đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu để truyền đạt kiến thức và đóng góp vào phát triển ngành Kỹ thuật xây dựng.
Như vậy, bài viết này đã trả lời cho các câu hỏi của bạn về ngành Kỹ thuật xây dựng. Dù không còn là ngành được ưa chuộng như trước, nhưng ngành Kỹ thuật xây dựng vẫn đang là ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Và để đi xa hơn trên con đường làm Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng, chắc chắn bạn phải có nền tảng tiếng Anh tốt. Freetalk English luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn, giúp đỡ bạn để bạn hoàn thành ước mơ của mình.
Xem thêm: