Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì? Cần học giỏi Tiếng Anh không?

Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì? Cần học giỏi Tiếng Anh không?

Rate this post

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là một ngành đào tạo khá mới tại Việt Nam. Đây là một ngành thiết yếu đối với các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Nhiều sinh viên thắc mắc, rằng học ngành này ra trường sẽ làm nghề gì? Sẽ được đào tạo như thế nào? Hãy cùng Freetalk English tìm hiểu nhé.

1. Đôi nét về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, hay còn được gọi là Kỹ thuật công nghiệp, Quản lý công nghiệp,… có tên tiếng anh là Industrial and Systems Engineering. Mục tiêu của ngành là đào tạo ra các chuyên gia, quản lý điều hành, kiểm soát các hoạt động sản xuất, dịch vụ các dự án cho các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ.

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành quan trọng đối với các đất nước công nghiệp hóa, vì nó giúp tiết kiệm, tối ưu hóa quá trình hoạt động không đáng có, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, nhân lực. Nói đơn giản, ngành học này giúp vận hành sản xuất đạt kết quả tốt nhất nhưng lại ít gây tốn kém, tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng thành phẩm.

Hiện nay, ngành này đang được xét tuyển với 4 tổ hợp gồm: khối A00 (Toán, Lý, Hóa), khối A01 (Toán, Lý, Anh), khối D01 (Toán, Văn, Anh) và khối D02 (Toán, Hóa, Anh). Thời gian đào tạo sẽ từ 4.5 năm trở lên. Trong thời gian học tập, bạn sẽ được giảng dạy hai kỹ năng chính là kỹ thuật và quản trị. Học kỹ thuật để có thể nắm vững thao tác, quá trình vận hành, hoạt động của máy móc, thiết bị. Còn học quản trị chính là học cách quản lý quá trình sản xuất, quản lý dự án, quản lý chất lượng,…

Tại Việt Nam, có 06 trường Đại học đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Bao gồm: 2 trường miền Bắc (Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên), 1 trường miền Trung (Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng) và 3 trường tại miền Nam ( Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Nguyễn Tất Thành).

Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì? Cần học giỏi Tiếng Anh không?

2. Có cần học giỏi Tiếng Anh khi học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp không?

2.1. Sinh viên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có cần học giỏi tiếng Anh không?

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ tò mò, có cần thiết phải học tiếng Anh khi học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp không? Câu trả lời chắc chắn là “Có”. Đầu tiên, chúng ta có thể nhìn vào tổ hợp các môn học xét tuyển vào ngành này, khi có 4 tổ hợp thì có tới 3 tổ hợp có tiếng Anh. Chưa cần biết sau này bạn có phải học tiếng Anh khi học ngành này hay không, nhưng trước tiên để vào được ngành học này thì bạn phải biết tiếng Anh.

Tiếp đó, trong quá trình tiếp nhận đào tạo của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, bạn sẽ có các buổi học lý thuyết và thực hành lên máy móc, thiết bị. Mà các máy móc vận hành thì đa phần đều đến từ nước ngoài và được viết hướng dẫn bằng tiếng Anh. Những lúc đấy, chúng ta phải chờ người khác dịch lại sang tiếng Việt cho mình sử dụng hay bản thân tự dịch được và vận hành, điều khiển máy móc luôn? Cũng như đã nói ở trên, đây là một ngành học khá mới lạ ở Việt Nam, lý thuyết chúng ta có đang dựa tương đối vào các lý thuyết nước ngoài. Cũng như sẽ có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành tiếng Anh được sử dụng trong xuyên suốt quá trình học cũng như sau này đi làm của bạn.

Và hơn hết, nếu bạn có nền tảng tiếng Anh tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Nếu bạn là một người quản lý, bạn có thể ký kết hợp tác các dự án của công ty, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất của mình với các công ty nước ngoài, phát triển thị trường của bạn. Nếu bạn là nhân viên, bạn cũng có cơ hội tham gia vào các dự án kết hợp trong nước với nước ngoài, hoặc bạn sẽ được làm việc tại môi trường quốc tế.

2.2. Sinh viên nên học tiếng Anh tại trung tâm nào?

Với nguồn tài chính không quá dư dả và mong muốn nhanh chóng thành thạo giao tiếp tiếng Anh, thì Freetalk English là lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. FTE là trung tâm Anh ngữ với hơn 08 năm tuổi nghề, giảng dạy hơn 30.000 sinh viên đã tốt nghiệp khóa học dưới sự hướng dẫn của hơn 700 giảng viên. Mong muốn chắp cánh cùng ước mơ của các học viên, FTE sẽ cung cấp các khóa học từ cơ bản đến nâng cao, và để bạn thoải mái chọn lựa thời gian học tập phù hợp với bản thân mình.

Freetalk English có phương pháp giảng dạy độc quyền nổi bật. Đầu tiên là kỹ năng phân tích, sẽ phân tích các khó khăn, cản trở của học viên trong quá trình học tiếng Anh để đưa ra lộ trình thích hợp cho từng cá nhân. Tiếp theo là quá trình triển khai, đây là quá trình luyện tập phản xạ giao tiếp, nhằm sửa các lỗi sai phát âm trực tiếp cho học viên. Sau đó là các bài kiểm tra, ứng dụng vào các kiến thức vào trong các tình huống thực tế ngoài đời tùy theo mức độ tiếng Anh của học viên. Cuối cùng là đánh giá kết quả học tập dựa trên quá trình và kết quả của bài kiểm tra,

Ngoài phương pháp giảng dạy độc đáo, cẩn thận, các giảng viên để được giảng dạy tại trung tâm FTE cũng cần có các chứng chỉ sư phạm, với giáo viên Việt Nam thì IELTS phải từ 7.5 trở lên, còn với giáo viên nước ngoài phải có các chứng chỉ như CELTA, TESOL,… Đồng thời, trung tâm FTE cũng chú trọng nhiều vào cơ sở vật chất, nhằm đem đến các trải nghiệm học tập tốt nhất dành cho học viên.

Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì? Cần học giỏi Tiếng Anh không?

3. Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

3.1. Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì?

Việt Nam đang cố gắng để trở thành một đất nước mạnh về công nghiệp. Và đây cũng là cơ hội việc làm dành cho các bạn học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Bạn có thể tham khảo một vài ngành nghề như sau:

  • Kỹ sư phân tích giải pháp tối ưu, kỹ sư thiết kế các hệ thống quản lý nguồn lực cho các công ty, doanh nghiệp
  • Quản lý các dự án công nghiệp, quản lý điều hành các hệ thống kho vận
  • Chuyên viên lên kế hoạch, chuyên viên chất lượng, dự án, cung ứng vật tư
  • Thiết kế, phân tích, vận hành các giải pháp tổng thể tối ưu hóa chi phí, thời gian và nguồn nhân lực của hoạt động sản xuất nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao nhất
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm dạy nghề liên quan tới ngành học,…

3.2. Mức lương ra trường của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Tại Việt Nam, chưa có báo cáo nào thống kê cụ thể về mức thu nhập của ngành. Nhưng, trên thế giới, một kỹ sư ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có thể có thu nhập từ 81.000 – 131.000USD/năm, tương đương với khoảng 1.800.000.000 – 3.000.000.000 VNĐ/năm, tức là khoảng 150 triệu – 250 triệu vNĐ/tháng. Một con số không hề nhỏ. Đương nhiên, để đạt được con số đấy, thì họ cũng phải cố gắng nỗ lực rất nhiều. Và nếu bạn muốn có mức thu nhập như vậy, bạn phải không ngừng phấn đấu học tập, tiếp thu tri thức, và cũng phải học thật tốt tiếng Anh.

Học ngành Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì? Cần học giỏi Tiếng Anh không?

4. Kết luận

Tổng kết lại, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có vai trò vô cùng lớn trong ngành công nghiệp nước nhà. Nó xuất hiện ở mọi lĩnh vực về sản xuất, chế biến, hay gia công sản xuất,… Để trở thành một kỹ sư giỏi trong ngành, thì niềm đam mê thôi là chưa đủ. Bạn phải chăm chỉ rèn luyện, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, tham gia tích cực thực hành và phân tích kể cả trên lớp lần ngoài thực tế. Trên hết, việc nâng cao tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Vậy nên, hãy để Freetalk English đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng ước mơ này nhé.

Xem thêm:

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt Tiếng Anh độc quyền của

Kiểm tra Tiếng Anh MIỄN PHÍ ngay
với chuyên gia độc quền của