Ngành Kỹ thuật hóa học ra trường làm nghề gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

Ngành Kỹ thuật hóa học ra trường làm nghề gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

Rate this post

Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học là ngành đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra những sản phẩm từ nguyên liệu thô đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp cử nhân Kỹ thuật Hóa học sẽ có cơ hội việc làm và phát triển tương lai như thế nào? Việc trau dồi và học hỏi kỹ năng tiếng Anh có tác động gì đến sự thành công của sinh viên ngành học này hay không? Hãy để Freetalk English giúp bạn giải đáp những câu hỏi này trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về chuyên ngành Kỹ thuật hóa học

Kỹ thuật Hóa học là một chuyên ngành về lĩnh vực khoa học và công nghệ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những kiến thức về hóa học vào quá trình sản xuất. Từ đó biến đổi các nguyên liệu thô, tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.
Sinh viên khi theo học chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học tại các trường Cao đẳng, Đại học sẽ được trang bị nền tảng kiến thức chuyên sâu thông qua hệ thống chương trình học như: hóa học hữu cơ, hóa kỹ thuật, kỹ thuật điện, cơ học chất lỏng,… Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện nhiều kỹ năng chuyên môn khác như kỹ năng thực hành, kỹ năng lập trình, kết cấu, vật liệu và động lực học,…
Với toàn bộ những kiến thức tiếp thu được khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cử nhân Kỹ thuật Hóa học sẽ có khả năng tính toán, thiết kế, thi công một hệ thống quy trình trong lĩnh vực Kỹ thuật hóa học, đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế.

Tại Việt Nam, Kỹ thuật Hóa học hiện đang là ngành trọng điểm và được đầu tư giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn.
Một số trường Cao đẳng, Đại học chuyên đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học phải kể đến Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Công nghiệp Hà Nội,…

Ngành Kỹ thuật hóa học ra trường làm nghề gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

2. Học ngành Kỹ thuật hóa học ra trường làm nghề gì?

Trong thời điểm nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành Kỹ thuật Hóa học đang được chú trọng, thu hút nguồn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, triển vọng nghề nghiệp của cử nhân Kỹ thuật hóa học mở rộng hơn, đa dạng vị trí công việc với mức lương hấp dẫn. Các bạn sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cùng trình độ ngoại ngữ để làm chủ lĩnh vực này, tạo ra thị trường cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập.

Cơ hội công việc của sinh viên Kỹ thuật hóa học có thể kể đến như:

  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm: Kỹ sư công nghệ thực phẩm thực hiện công việc nghiên cứu các hoạt động chế biến, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như đề xuất phát triển các sản phẩm mới.
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D): Nhân viên R&D có nhiệm vụ nghiên cứu sản phẩm, thị trường trước khi công bố sản phẩm mới ra thị trường. Đồng thời, phối hợp cùng các bộ phận khác trong doanh nghiệp để lên kế hoạch, phát triển sản phẩm mới.
  • Nhân viên, chuyên nghiệp kiểm soát chất lượng: Vị trí này có nhiệm vụ thử nghiệm, phân tích và đánh giá chất lượng các sản phẩm mẫu trước khi đưa ra thị trường. Nhân viên kiểm soát chất lượng còn chịu trách nhiệm đề xuất, lên kế hoạch phát triển sản phẩm để chuẩn hóa quy trình sản xuất.
  • Giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật hóa học tại các trường: Cử nhân sau Kỹ thuật hóa học sau khi tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sẽ có cơ hội được giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Hoặc có thể trở thành nhân viên phòng nghiên cứu, thí nghiệm thực hiện các đề tài, dự án khoa học.

3. Cử nhân ngành Kỹ thuật hóa học có cần giỏi tiếng Anh không?

Để tạo ra những cơ hội việc làm trong tương lai, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hóa học cần trang bị nền tảng kiến thức tốt về tiếng Anh. Sở dĩ, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên tra cứu, tìm tòi và cập nhật các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, việc thành thạo tiếng Anh sẽ giúp tạo ra những cơ hội phát triển tại các doanh nghiệp nước ngoài. Kỹ năng ngoại ngữ tốt giúp bạn đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, tham gia dự án đa quốc gia và giao tiếp, cộng tác cùng đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Ngành Kỹ thuật hóa học ra trường làm nghề gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

4. Freetalk English – Địa chỉ học tiếng Anh uy tín cho sinh viên Kỹ thuật hóa học

Freetalk English nổi danh là trung tâm đào tạo tiếng Anh uy tín hàng đầu dành cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hóa học. Đến với trung tâm, học viên sẽ được cung cấp các khóa học tiếng Anh từ cơ bản cho đến nâng cao. Bao gồm cả các khóa giao tiếp cơ, chuyên nghiệp cùng giảng viên quốc tế, giúp tăng khả năng giao tiếp thành thạo cho học viên.

Lợi thế lớn nhất của trung tâm Freetalk English chính là đội ngũ giảng viên chất lượng cao. Cam kết toàn bộ giảng viên đều đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ IELTS từ 7.5 trở lên. Cùng với đó là sự đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, đem lại những trải nghiệm học và dạy tốt nhất cho học viên.

Trong quá trình theo học tại Freetalk English, học viên sẽ được xây dựng lộ trình học riêng, phù hợp với khả năng của bản thân. Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu quả học tập, các học viên được tạo điều kiện học kèm 1-1 trực tiếp với các giảng viên nước ngoài, xen kẽ với giảng viên nội địa.

Một điểm đặc biệt nữa của Freetalk English là linh hoạt trong lịch học để phù hợp với lịch trình của từng học viên. Nhờ vậy, mỗi học viên có thể thuận tiện điều chỉnh thời gian học và không gây ảnh hưởng đến công việc và lịch trình cá nhân.

5. Cập nhật mức lương cơ bản cho cử nhân Kỹ thuật hóa học

Theo thống kê của các trang tuyển dụng uy tín tại Việt Nam, mức lương của vị trí kỹ sư hóa học có trình độ chuyên môn cao sẽ dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Trong đó, các việc làm liên quan đến ngành kỹ thuật hóa học có mức lương cơ bản là trên 9 triệu đồng/tháng.

Nhìn chung, các công việc trong ngành Kỹ thuật hóa học có mức lương khá ổn định và có tiềm năng để các bạn trẻ phát triển, tăng thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, để có thể đạt được những mức lương cao, đòi hỏi bạn phải không ngừng cố gắng, trau dồi các kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ. Mức lương của cử nhân ngành Kỹ thuật Hóa học cao hay thấp sẽ còn tùy vào nhiều yếu tố như địa phương sinh sống, quy mô doanh nghiệp, kỹ năng ngành nghề và trình độ ngoại ngữ,…

Có thể thấy, ngoài những kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực chiến, thì tiếng Anh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của kỹ sư hóa học. Đó là ly do, bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việc phát triển ngôn ngữ, tạo nền tảng vững chắc để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Ngành Kỹ thuật hóa học ra trường làm nghề gì? Cần học tốt tiếng Anh không?

6. Kết luận

Nội dung bài viết trên đây đã giúp các bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Học Kỹ thuật hóa học làm nghề gì” và “có cần học giỏi tiếng Anh không”. Kỹ thuật Hóa học là một chuyên ngành đáng mơ ước của những bạn trẻ yêu thích, đam mê khoa học. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như có được kỹ năng thực thành tốt. Và hơn cả đó là việc tăng cường trình độ tiếng Anh, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và làm việc tại môi trường quốc tế. Hãy để Freetalk English có cơ hội được đồng hành và chắp cánh cho bạn chinh phục những ước mơ tương lai.

Xem thêm:

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt Tiếng Anh độc quyền của

Kiểm tra Tiếng Anh MIỄN PHÍ ngay
với chuyên gia độc quền của